Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Nền kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nền kinh tế đang phát triển định hướng thị trường kết hợp kinh tế kế hoạch thông qua các chính sách công nghiệp và chiến lược kế hoạch 5 năm. Kinh tế Trung Quốc chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các doanh nghiệp có vốn sở hữu hốn hợp, mặc dù vậy khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài vẫn có điều kiện thuận lợi để phát triển trong hệ thống chủ nghĩa xã hội thị trường.[19][20][21] Doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 60% giá trị vốn hóa thị trường của Trung Quốc vào năm 2019,[22] đóng góp tới 100% GDP của Trung Quốc tương đương 15 nghìn tỷ USD vào năm 2021, trong đó các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài đóng góp 60% còn lại.[23][24] Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của tất cả các DNNN của Trung Quốc, bao gồm cả những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, đạt 8,08 nghìn tỷ USD.[25] 91 trong số các DNNN này thuộc top 50000 công ty theo Fortune Global 50000 năm 2020.[26] Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa, và nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo PPP kể từ năm 2014,[27] đây là chỉ tiêu mà theo một số người là thước đo chính xác hơn về quy mô thực sự của nền kinh tế.[28][29][30][31][32][33] Trung Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai theo GDP danh nghĩa kể từ năm 2010 nhờ tận dụng tốt tỷ giá hối đoái biến động trên thị trường.[34] Thậm chí có một dự báo chính thức nói rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GDP danh nghĩa vào năm 2028.[35] Trong lịch sử, Trung Quốc từng là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong gần hai thiên niên kỷ từ thế kỷ I đến thế kỷ XIX.[36]Trung quốc bắt đầu cải cách nền kinh tế vào năm 1978 dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình.[37] Kết quả là Trung Quốc trở thành cường quốc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 10% trong vòng 30 năm.[38][39] Bốn trong số mười trung tâm tài chính lớn nhất thế giới là của Trung Quốc (gồm có Thượng Hải, Hồng Kông, Bắc KinhThâm Quyến), nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.[40] Trung Quốc có 3 trong số 10 sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới (Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải, Sở giao dịch Hồng KôngSở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến) theo cả vốn hóa thị trườngkhối lượng giao dịch.[41][42] Tính đến ngày 12 tháng 10 năm 2020, tổng vốn hóa thị trường của các thị trường chứng khoán tại Trung Quốc Đại lục, gồm có Sở giao dịch chứng khoán Thượng HảiSở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến, đứng đầu với 10 nghìn tỷ đô la Mỹ, không bao gồm Sở giao dịch Hồng Kông với khoảng 5,9 nghìn tỷ đô la Mỹ.[43] Tính đến cuối tháng 6 năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ tổng cộng 440 tỷ đô la Mỹ vào cổ phiếu của Trung Quốc, chiếm khoảng 2,9% tổng giá trị, tổng cộng nhà đầu tư nước ngoài đã đổ 156,6 tỷ đô la Mỹ vào các cổ phiếu của Trung Quốc chỉ trong nửa đầu năm 2020.[44] Tổng giá trị thị trường trái phiếu của Trung Quốc đạt 15,4 nghìn tỷ USD, xếp trên cả Nhật Bản và Anh và chỉ đứng sau Mỹ với 40 nghìn tỷ USD tính đến đầu tháng 9 năm 2020.[45] Tính đến cuối tháng 9 năm 2020, lượng trái phiếu Trung Quốc nắm giữ ở ngoài lãnh thổ chỉ đạt 388 tỷ USD, tương đương 2,5% tổng giá trị, mặc dù tăng 44,66% so với cùng kỳ năm ngoái.[46]Tính đến năm 2019, khu vực công của Trung Quốc đã tạo ra tổng cộng 63% việc làm.[47] Theo IMF, Trung Quốc xếp thứ 59 theo GDP bình quân đầu người (danh nghĩa)thứ 73 theo GDP bình quân đầu người (PPP) vào năm 2020.[48][49] GDP của Trung Quốc là 15,66 nghìn tỷ đô la (101,6 nghìn tỷ nhân dân tệ) vào năm 2020.[50][51] Đất nước này có tài nguyên thiên nhiên với giá trị ước tính là 23 nghìn tỷ đô la, 90% trong số đó là than đákim loại đất hiếm.[52] Trung Quốc cũng có tổng tài sản ngành ngân hàng lớn nhất thế giới với khoảng 45,838 nghìn tỷ USD (309,41 nghìn tỷ CNY) với 42,063 nghìn tỷ USD là tiền gửi và các khoản nợ khác.[53][54] Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đạt tổng trị giá khoảng 1,6 nghìn tỷ đô la Mỹ tính đến cuối tháng 10 năm 2016, các khảon đầu tư trực tiếp và gián tiếp đóng góp vào khoảng một phần ba GDP và một phần tư việc làm của Trung Quốc.[55] Tính đến cuối tháng 6 năm 2020, nguồn vốn FDI vào Trung Quốc đạt 2,947 nghìn tỷ USD, và nguồn vốn FDI đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc là 2,128 nghìn tỷ USD. Tổng tài sản tài chính nước ngoài mà Trung Quốc sở hữu đạt 7,860 nghìn tỷ USD, và các khoản nợ tài chính nước ngoài của nước này là 5,716 nghìn tỷ USD, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia chủ nợ lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Nhật Bản.[56] Trung Quốc là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới tính đến năm 2020 với khoảng 163 tỷ đô la.[57] Trung Quốc cũng xếp ở vị trí số hai về khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, với 136,91 tỷ đô la Mỹ cho riêng năm 2019, tiếp tục đứng sau Nhật Bản với 226,65 tỷ đô la Mỹ trong cùng kỳ.[58] Tính đến năm 2018, Trung Quốc đứng đầu thế giới về tổng số tỷ phú và thứ hai về số triệu phú - có 658 tỷ phú[59] và 3,5 triệu triệu phú là người Trung Quốc.[60] Theo Báo cáo Tài sản Toàn cầu năm 2019 của Credit Suisse Group, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về mức độ giàu có tính theo mười phần trăm dân số hàng đầu thế giới.[61][chú thích 2] Tính đến năm 2020, Trung Quốc là nơi có nhiều công ty nhất nằm trong danh sách Fortune Global 500 với 129 công ty có trụ sở chính tại Trung Quốc.[62][63] Trung Quốc cũng là quê hương của hơn 200 công ty khởi nghiệp công nghệ được xếp vào Unicorn (kỳ lân công nghệ), mỗi công ty được định giá trên 1 tỷ USD, con số cao nhất trên thế giới.[64] Trung Quốc là quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới trị giá 3,1 nghìn tỷ USD,[65] thậm chí nếu tính cả số lượng tài sản nước ngoài sở hữu bởi các ngân hàng thương mại quốc doanh của Trung Quốc thì giá trị dự trữ của Trung Quốc còn tăng lên đạt gần 4 nghìn tỷ đô la.[66]Trung Quốc là nền kinh tế sản xuấtxuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới.[67] Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa có tốc độ phát triển nhanh nhấtquốc gia nhập khẩu lớn thứ hai thế giới.[68] Trung Quốc là nước nhập khẩu ròng các sản phẩm dịch vụ[69] và là quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới, đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế.[70][71] Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001[72] và có các hiệp định thương mại tự do với một số quốc gia, bao gồm với ASEAN, Australia, New Zealand, Pakistan, Hàn QuốcThụy Sỹ.[73] Các đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Úc, Việt Nam, Malaysia và Brazil.[74][75] Với 778 triệu công nhân, the Chinese lực lượng lao động của Trung Quốc là lớn nhất thế giới tính đến năm 2020. Trung Quốc xếp thứ 31 về chỉ số thuận lợi kinh doanh[76] và 28 về năng lực cạnh tranh toàn cầu.[77] Trung Quốc đứng thứ 14 về Chỉ số đổi mới toàn cầu và là nền kinh tế có thu mức thu nhậo trung bình, nước công nghiệp mớiquốc gia có nền kinh tế mới nổi duy nhất nằm trong top 30 về chỉ số này.[78][79] Trung Quốc đứng số 1 trên toàn cầu về bằng sáng chế, mô hình tiện ích, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo và cũng có hai (khu vực vịnh lớn Thâm Quyến-Hồng Kông-Quảng ChâuBắc Kinh lần lượt xếp ở vị trí thứ 2 và thứ 4) trong số top 5 cụm khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.[80] Đến cuối tháng 4 năm 2021, số lượng người dùng 5G của Trung Quốc đã vượt mốc 300 triệu.[81]

Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Tiền tệ Nhân dân tệ (CNY, ¥)
Năm tài chính Năm lịch (1 tháng 1 đến 31 tháng 12)
Tổ chức kinh tế WTO, BRICS, SCO, APEC, RCEP, G20, G77 và các tổ chức khác
GDP
  • $16.640 tỷ (danh nghĩa; 2021)[1]
  • $26.660 tỷ (PPP; 2021)[1]
Xếp hạng GDP
Tăng trưởng GDP
  • 6,7% (2018) 6,0% (2019)
  • 2,3% (2020) 8,5% (dự báo 2021)[2][3]
GDP đầu người
  • $11.819 (danh nghĩa; 2021)[1]
  • $18.931 (PPP; 2021)[1]
GDP theo lĩnh vực
GDP theo thành phần
  • Chi tiêu hộ gia đình: 39,1%
  • Chi tiêu chính phủ: 14,5%
  • Đầu tư vào vốn cố định: 42,7%
  • Đầu tư vào vốn lưu động: 1,7%
  • Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ: 20,4%
  • Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ: −18,4%
  • (ước tính 2017)[4]
Lạm phát (CPI) 2,9% (2020)[1]
Tỷ lệ nghèo
  • 0,6% ở mức chuẩn nghèo quốc gia 2,30 đô la / ngày (2019)[5][note 1]
  • 0,2% trên dưới $ 1,90 / ngày (2019)
  • 2,1% trên dưới $ 3,20 / ngày (2019)
  • 114,1% trên dưới $ 5,50 / ngày (2019)
Hệ số Gini 46,7 cao (2018)[6][note 2]
Chỉ số phát triển con người
Lực lượng lao động
  • 778.700.553 (2020)[9] (1st)
  • Tỷ lệ việc làm 67,4% (2019)[10]
Cơ cấu lao động theo nghề
Thất nghiệp
Các ngành chính khai thác mỏchế biến quặng, sắt, thép, nhôm và các kim loại khác, than; chế tạo máy; vũ khí; hàng dệt may; dầu mỏ; xi măng; hóa chất; phân bón; sản phẩm tiêu dùng, bao gồm giày dép, đồ chơi, điện tử; chế biến thực phẩm; thiết bị giao thông vận tải, bao gồm ô tô, toa xe và đầu máy xe lửa, tàu thủy, máy bay; thiết bị viễn thông, tên lửa đẩy, vệ tinh
Xếp hạng thuận lợi kinh doanh 31st (rất thuận lợi, 2020)[13]
Xuất khẩu $2.590 tỷ (2020)[14]
Mặt hàng XK
Đối tác XK
Nhập khẩu 2.060 tỷ USD (2019[14]
Mặt hàng NK
Đối tác NK
FDI
  • $1.523 tỷ (31 tháng 12 năm 2017)[4]
  • Nước ngoài: $1.383 tỷ (31 tháng 12 năm 2017)[4]
Tài khoản vãng lai $164,9 tỷ (2017)[4]
Tổng nợ nước ngoài $1.598 tỷ (31 tháng 12 năm 2017)[4]
Nợ công 47% GDP (2017)[4][chú thích 1]
Thu ¥30.740 tỷ
($4.450 tỷ)[16]
31% GDP (2019)
Chi ¥37.180 tỷ
($5.380 tỷ)[16]
37,5% GDP (2019)
Viện trợ người nhận: $1.12 bình quân đầu người (2008)[17]
Dự trữ ngoại hối $3.3 tỉ (1st; tháng 3 năm 2015)[18]